Chúc mừng mẹ đã cán mốc 4 tháng mang thai an toàn! Trong tháng thứ 5 này, mẹ không còn cảm nhận sự hiện diện của con yêu qua những chuyển động mơ hồ nữa mà thay vào đó sẽ là những cú đạp rõ ràng hơn. Đừng quên tiếp tục bổ sung một nguồn “dinh dưỡng kép” để cả hai cùng khỏe mạnh
Cảm nhận sự thay đổi của bé yêu 5 tháng trong bụng mẹ
Tháng thứ 5 được xem là một trong những khoảng thời gian “dễ thở” nhất đối với các bà bầu vì cơ thể mẹ đã khá quen với những thay đổi của nội tiết. Vậy thai nhi 5 tháng tuổi phát triển như thế nào, mẹ có biết không?
Tuần thai thứ 17, bé cưng dài khoảng 14cm và nặng gần 200g. Trong giai đoạn này, bé ngày càng chuyển động nhiều hơn.
Đang xem: Hành trình kỳ diệu của em bé trong bụng mẹ
Ở tuần thứ 18, bé dài khoảng hơn 15cm và nặng tầm 240g, mọi giác quan đang phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Trong tuần thứ 19, thai nhi đã dài khoảng 25cm từ đầu đến gót chân, cân nặng của con lúc này khoảng 300g. Cơ thể bé cũng bắt đầu tạo ra phân su và con đang tích cực tập nuốt nhiều hơn để luyện tập cho hệ tiêu hóa.
Tuần thai thứ 20, con dài khoảng 27cm và nặng chừng 340g, cũng trong giai đoạn này, bé có những cú đá, đạp mạnh rõ rệt.
Mẹ vẫn là mẹ, tự tin và duyên dáng
Đa phần triệu chứng ốm nghén hay quá mệt mỏi đều sẽ biến mất trong giai đoạn này. Những sự thay đổi đáng chú ý trong tháng thứ 5 của mẹ chính là:
Mẹ tặng thêm khoảng 3 – 5kg, bụng nổi rõ
Hệ tim hoạt động tích cực hơn 40-50% để hỗ trợ cho thai nhi
Có thể bị chóng mặt, đau nhức hay sưng phù chân, giãn tĩnh mạch
Có thể gặp chứng ra mồ hôi do tuyến giáp hoạt động quá mức
Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì mẹ cũng sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Hành trình mang thai không còn quá khó khăn như lúc đầu nữa nên mẹ hãy cố gắng:
Tích cực vận động cơ thể thường xuyên một cách phù hợp.
Làm những điều mình thích để tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái miễn là đảm bảo an toàn cho bản thân và con
Dinh dưỡng kép cho mẹ và bé
“Dinh dưỡng kép” bổ sung các khoáng chất cho cả mẹ và con trong giai đoạn này là một điều vô cùng quan trọng. Chỉ cần thiếu hụt một chút, “tiến độ” tăng trưởng của con trong bụng và sức khỏe của mẹ cũng sẽ bị giảm đi rất nhiều. Vì thế, hãy cố gắng “chu cấp” dinh dưỡng vẹn toàn cho cả mình và con mẹ nhé.
Trong tháng thứ 5, lượng dinh dưỡng thai nhi và cả mẹ cần nhiều lên rõ rệt vì lúc này bé đang lớn nhanh và rất tích cực trong việc nhào lộn, đá, thúc… như một cách tập thể dục trong bụng mẹ.
Dinh dưỡng cho mẹ
Một loại sữa có khả năng cung cấp “dinh dưỡng kép” cho cả thai phụ và thai nhi là một điều không thể thiếu trong giại đoạn này.
Mẹ cần bổ sung thêm khoảng 300 – 400 calo mỗi ngày để đủ năng lượng cho mình và em bé
Thai nhi càng ngày càng lớn, mẹ nên tiếp tục bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ (rau củ, trái cây,…) để hạn chế táo bón.
Tránh xa các loại thức ăn nhanh, thực phẩm ngọt, giàu chất béo vì chúng sẽ khiến mẹ tăng cân mất kiểm soát
Không sử dụng các chất kích thích rượu bia, trà đặc, cà phê,…
Không ăn những loại trái cây dễ gây nóng và sẩy thai như đu đủ xanh, dứa, nhãn,…
Dinh dưỡng cho bé
Thai nhi cần thực phẩm giàu Omega-3 (bột ngũ cốc, salad, cá, trứng, thịt,…) để phát triển trí não vượt bậc.
Thai nhi cần sắt để hạn chế nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, chậm nhận thức
Thai nhi cần canxi để hỗ trợ hệ xương và răng tiếp tục tăng trưởng
Thai nhi cần thực phẩm giàu đạm (thịt gà, bò, lợn, trứng, các loại hạt,..) để phát triển và tái tạo các mô mới.